VĂN HÓA NÔNG NGHIỆP CÀ PHÊ

Văn hóa đóng một vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống con người. Văn hóa ngoài thể hiện sự hiểu biết lịch lãm, vẻ đẹp, cái tiến bộ, sự văn minh của một đất nước và dân tộc, thì đây cũng chính là nền tảng để quyết định sự tồn tại và phát triển của dân tộc đó cùng các loại hình nghệ thuật cho đến nhiều ngành nghề với lĩnh vực khác nhau như: nông nghiệp, công nghiệp, kinh tế, xã hội nhân văn, trong đó bao gồm cả lĩnh vực trồng trọt và chế biến cà phê… Văn hóa là sự khác biệt lớn nhất giữa con người và loài động vật khác, nó đảm bảo sự tồn tại của con người mà không quá phụ thuộc nhiều vào bản năng, như nhà nghiên cứu Nguyễn Tấn Long đã đề cập qua tác phẩm Thi Ca Bình Dân trang 11: “Trong vạn vật, chỉ con người là sinh vật có tâm tư, có ngôn ngữ, chỉ nhân loại mới tạo được cho mình một dòng lịch sử văn học”, mà văn hóa cũng là văn hóa thông qua hoạt động: vũ trụ quan, nhân sinh quan, xã hội quan,… những hoạt động văn hóa đã được định hình, và ngày càng đóng nhiều vai trò quan trọng trong đời sống của chúng ta. Các hoạt động văn hóa tạo nên sự thay đổi đối với các ngành nghề và sản phẩm, đảm bảo cho các ngành nghề nói chung và các sản phẩm nói riêng không ngừng được nâng cao về chất lượng, trong đó mục tiêu quan trọng nhất là giúp cho các ngành nghề phát triển bền vững và mang tính nhân văn sâu sắc. Từ góc độ nhận thức trên, tác giả đã quyết định vận dụng vai trò của các yếu tố văn hóa vào việc xây dựng tình yêu cà phê Việt “Phát triển cà phê bền vững”, thông qua đó, nhằm chia sẻ với bạn các quan điểm về giá trị, bảo tồn, phát triển đa dạng hệ sinh thái… Đó chính là triết lý nông nghiệp theo giá trị Chân Thiện Mỹ hiện nay mà tác giả muốn hướng đến.
 

Văn hóa được ví như nước và không khí, con người sống không thể thiếu nước, thiếu không khí vì thế sự hiện diện của văn hóa trong cuộc sống con người là một chân lý. Điều này đã được đúc kết trong nhiều tác phẩm đã trường tồn qua nhiều thời gian: “Cấu trúc của một hệ thống văn hóa (nền văn hóa) gồm bốn thành tố cơ bản:

1. Văn hóa nhận thức,
2. Văn hóa tổ chức cộng đồng,
3. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên,
4. Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội….” .

Qua đó, chúng ta dễ dàng nhận thức được văn hóa nói chung và văn hóa nông nghiệp nói riêng đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển nông nghiệp, cũng như kinh tế xã hội trong thời kỳ hội nhập toàn diện hiện nay. Hơn thế nữa chúng ta muốn phát triển nông nghiệp, nâng cao giá trị nông sản Việt trong và ngoài nước thì trước hết phải nghiên cứu văn hóa nông nghiệp của chúng ta để tiếp thu có chọn lọc và kết hợp với tinh túy của mình cho ra một phương thức sản xuất mới thể hiện tinh hoa và chân thiện mỹ mà hầu hết mọi quốc gia hiện nay đang hướng đến…

Tinh hoa văn hóa nông nghiệp Việt mà ông cha ta đã xây dựng qua mấy ngàn năm văn minh lúa nước, là một ưu điểm tốt, là nền tảng cho hội nhập. Cái tinh hoa ấy được thể hiện trong cách sống, sinh hoạt rất tình cảm trong quan hệ giữa con người với con người, như tình cảm giữa làng xóm, “Tối lửa tắt đèn” có nhau; sự đùm bọc yêu thương nhau qua câu ca dao “Lá lành đùm lá rách”; hay sự quan tâm chia sẻ từ cái ăn cái mặc được miêu tả qua bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu “Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”… Và còn rất nhiều tác phẩm nghệ thuật nói lên nét văn hóa đẹp, tinh túy của ta… Nông nghiệp người Việt dựa vào tự nhiên, dựa vào cây nhà lá vườn, thuận theo tự nhiên chứ không chinh phục tự nhiên như nông nghiệp phương Tây, ví dụ: có thể trồng cây sả trong vườn cà phê để đuổi muỗi, hay dùng lá cây để  bắt cá… Làm theo những gì ông cha ta đã làm trước kia trong vườn nhà, ngoài ruộng, là những giá trị trân quý, duy trì ổn định môi trường sống và cân bằng hệ sinh thái, làm đa dạng hệ sinh học.

Đây là những tinh hoa vốn có của văn hóa nông nghiệp Việt Nam mà cần phải gìn giữ, nuôi dưỡng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế. Cộng thêm những triết lý mới về nông nghiệp bền vững mà phương Tây và các nước phát triển đã làm thì Việt Nam sẽ phát triển nền nông nghiệp thịnh vượng và bền vững như những gì ông cha ta đã làm trong suốt chiều dài lịch sử dựa vào: vũ trị quan, nhân sinh quan, xã hội quan, sinh hoạt quan.

Khái luận phát triển cà phê:

Trong quá trình phát triển ngành cà phê ở các nước trên thế giới và Việt Nam thì chúng ta phải đối mặt với nhiều nguy cơ thách thức trước mắt (hiện tại) và tiền ẩn cho tương lai như: biến đổi khí hậu (ngành cà phê tác động lên môi trường, khí hậu ảnh hưởng lên cây cà phê…), khủng hoảng kinh tế - cà phê, sự xáo trộn gây bất ổn văn hóa xã hội. Có thể nói nó tác động trực tiếp và gián tiếp lên mọi hình thái kinh tế xã hội, vì thế nhiều nhà hoạch định, quản lý, kinh tế, môi trường, giáo dục… sớm nhận thức được tầm quan trọng, những vấn đề cấp bách nên cần xây dựng một hệ thống, mô hình chiến lược, giáo dục (xã hội giáo dục) nhằm xây dựng phát triển ngành cà phê bền vững cho hiện tại và các thế hệ kế tiếp trong tương lai. Đây là công việc nan giải nhiều thử thách rất cần sự nhận thức chung toàn xã hội. Đặc biệt những ai tham gia vào từng khâu hay một phần chuỗi cung ứng của ngành cà phê Việt Nam bao gồm người thưởng thức (người tiêu dùng) các sản phẩm làm từ cà phê.
nguồn: sưu tầm


Ngày đăng: 17/08/2018 | 2581 (Lượt xem)

Các tin khác