MÔ HÌNH NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU NAPOLI

Nếu bạn là người khởi nghiệp với mô hình kinh doanh cà phê và muốn đầu tư một cách an toàn hạn chế các rủi ro, bạn chắc chắn nghe rất nhiều từ “mô hình nhượng quyền”. Mô hình nhượng quyền kinh doanh thương hiệu (hay còn gọi là franchising) không còn xa lạ với giới nhà kinh doanh Việt Nam, hiện nay đã có rất nhiều cửa hàng nhượng quyền của các thương hiệu lớn, vừa và nhỏ tại Việt Nam cũng như nhiều thương hiệu Việt đã và đang nở rộ trên khắp thế giới.

Vậy mô hình nhượng quyền là gì?

Theo nguồn tham khảo DOANH NHÂN có 4 loại kinh doanh nhượng quyền hiện nay:

1. Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện (full business format franchise)

Đây là loại mô hình đảm bảo được cấu trúc chặt chẽ và hoàn chỉnh nhất trong các mô hình nhượng quyền, thể hiện mức độ hợ tác và cam kết giữa các bên liên quan (bên Nhượng quyền, bên Nhận quyền) ví dụ như chuỗi thức ăn nhanh KFC, Subway, McDonald’s. Và bên Nhượng quyền sẽ chuyển nhượng một bộ sản phẩm cơ bản của mình gồm:
  • Hệ thống kinh doanh gồm: chiến lược, mô hình, quy trình vận hàng được chuẩn hóa, chính sách quản lý, cẩm nang điều hành, huấn lyện, tư vấn & hỗ trợ khai trương, kiểm soát, hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo.
  • Bí quyết công nghệ sản xuất/kinh doanh.
  • Được sử dụng thương hiệu của bên nhượng quyền.
  • Được sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bên nhượng quyền.
  • Được sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bên nhượng quyền.
Bên nhận quyền có trách nhiệm thanh thực hiện các thanh toán ban đầu cho bên Nhượng quyền gọi là phí nhượng quyền ban đầu (up-front fee) và phí hoạt động của bên nhận quyền (royalty fee).
mo-hinh-nhuong-quyen-napoli-coffee
Mô hình nhượng quyền các thương hiệu trên thế giới
2. Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện (non-business format franchise)

Đây là loại nhượng quyền cho phép dùng chung các “nguyên liệu” nguyên liệu được hiểu theo nghĩa là bên Nhận quyền sẽ sử dụng nguyên liệu này để tạo nên sản phẩm của riêng mình và sản phẩm sẽ được hiểu là thuộc sở hữu của bên nhận nhượng quyền.

Ví dụ: Một chiếc áo sơ mi (của công ty A) có in hình logo của hãng Coca cola thì mặt dù là logo thuộc quyền sở hữu của hãng Coca cola nhưng chiếc áo sơ mi đó mới chính là sản phẩm chính và thuộc quyền sở hữu của công ty A, tất nhiên công ty A sẽ phải trả chi phí cho việc sử dụng logo của Coca cola nhưng chiếc áo (sản phẩm chính) mới chính là thuộc quyền sở hữu của công ty A. Nhìn chung với mô hình này bên Nhận quyền chính là chủ thể sở hữu sản phẩm chính (sản phẩm này gồm cả dịch vụ, thương hiệu, vv…).

3. Nhượng quyền có tham gia quản lý (management franchise)

Đây là loại hình mà ở đó bên Nhượng quyền sẽ hỗ trợ/ cung cấp cho bên Nhận quyền các nguồn lực ở gốc độc quản lý và điều hành ví dụ như là con người, máy móc, phần mềm máy tính.

4. Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn (equity franchise)

Đây là là loại hình mà ở đây bên Nhận quyền sẽ góp vốn đầu tư (với tỷ lệ nhỏ) dưới dạng liên doanh để trực tiếp tham gia kiểm soát một phần hệ thống của bên Nhượng quyền. Lúc này bên Nhận quyền sẽ có những ưu đãi nhất định như là có thể tham gia vào hội đồng quản trị của bên Nhượng quyền (tùy theo cơ chế của từng công ty). Và tùy theo năng lực của bên Nhận quyền bên Nhượng quyền sẽ xem xét thêm các yếu tố nới rộng quyền hạn sử dụng thương hiệu của bên Nhượng quyền (Quyền hạn này tùy vào cơ chế hoạt động của từng công ty mà phạm vi này sẽ khác nhau).

Đối với các công ty trong nước, nhượng quyền mô hình kinh doanh (franchise) là lĩnh vực còn mới còn mới và chưa được nhiều công ty hiểu biết sâu sắc và áp dụng mô hình franchise này một cách toàn diện & thành công vào thực tế kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài trừ vài trường hợp hiếm hoi như Napoli Coffee, Phở 24h, Starbuck Coffee…vv.

Ở Việt Nam có lẻ nó chỉ là một loại hình mới ở góc độ kinh doanh, nhưng đối với các nhà kinh tế trên thế giới thì người xem franchise như là “một phát minh vĩ đại của nhà tư duy kinh tế phương tây”.

Lịch sử của sự ra đời của “NHƯỢNG QUYỀN MÔ HÌNH”

Có rất nhiều nguồn nói về lịch sử hình thành của “nhượng quyền mô hình kinh doanh” theo nguồn HISTORY OF FRANCHISE thì loại hình này được bắt đầu và trở thành luật chung tại Châu Âu vào những năm thập niên 1840s. Và người đi tiên phong là các hãng bia của Đức, sau đó là các máy May của Mỹ.

MÔ HÌNH NHƯỢNG QUYỀN NAPOLI

Là một loại hình kinh doanh theo đúng tính chất của nhượng quyền kinh doanh toàn diện (full business format franchise) có nghĩa là bạn sẽ được hỗ trợ từ các khâu như là:
 
  • Được tư vấn thiết kế, thi công xây dựng, trang trí, setup hoàn toàn miễn phí từ đội ngũ thiết kế gần 20 năm kinh nghiệm.
  • Đối tác không phải trả thêm % lợi nhuận hàng tháng, chỉ bỏ chi phí 1 lần duy nhất.
  • Đầu tư hoàn toàn trang thiết bị (bàn ghế, quầy, hình ảnh, hệ thống âm thanh, hệ thống điện, nước, sơn sửa...)
  • Được hướng dẫn pha chế, tư vấn dây chuyền sử dụng, vận hành quán
  • Hỗ trợ và xây dựng hoạt động marketing, tư vấn về pháp lý hoạt động của quán (giấy phép kinh doanh, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm,...), hỗ trợ hoạt động kinh doanh, bảo trì bảo hành hệ thống điện nước khi gặp sự cố.
  • Được hỗ trợ quảng cáo fanpage ngày khai trương.
  • Được sử dụng thương hiệu đã được khẳng định của NAPOLI COFFEE.
  • ...
 

 


Ngày đăng: 21/06/2018 | 4333 (Lượt xem)

Các tin khác