QUAY NGƯỢC THỜI GIAN: CÀ PHÊ VÀO NHỮNG NĂM TRƯỚC 45

Cà phê từ lâu đã trở thành một thức uống không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người Việt. Ở Việt Nam, cà phê được uống ở bất kỳ thời điểm từ sáng đến tối không giống như ở những quốc gia khác. Cà phê Việt trở thành là biểu tượng, nét đẹp tự hào của người Việt với bạn bè năm châu. Nhưng ắt hẳn sẽ ít ai biết được cuộc hành trình cà phê phát triển tại Việt Nam vào những năm trước 45, vậy nên hãy cùng Napoli Coffee quay ngược thời gian và tìm hiểu sự phát triển của cà phê vào khoảng thời gian trước năm 45 nhé!

Một số giống cà phê phổ biến tại Việt Nam những năm trước 45 đến nay 
Từ những năm khi bắt đầu trồng cà phê ở Việt Nam đến hiện nay, cà phê tập trung được trồng chủ yếu gồm 3 loại:
- Cà phê vối hay còn gọi với cái tên thân thuộc là cà phê Robusta, là loại cà phê được trồng nhiều nhất tại nước ta. Cà phê vối rất thích hợp được trồng trong điều kiện khí hậu của nước ta là nhiệt đới gió mùa ẩm. Mỗi cây cà phê vối phát triển và sinh trưởng từ 20 đến 30 năm, có hàm lượng cafein lớn từ 2%-4%
- Cà phê chè hay còn gọi là cà phê Arabica, là loại cây ưa lạnh với nhiệt độ từ 16 đến 25 độ C. Cà phê chè có hàm lượng cafein thấp hơn so với cà phê vối, nhưng là loại cà phê mang lại giá trị cao hơn
- Cà phê mít hay còn gọi là cà phê Liberia, có khả năng chịu hạn rất cao với nhiệt độ từ 26 đến 30 độ C. Dù đây là loại cà phê dễ trồng nhưng do năng suất cho quả và chất lượng không cao, nên loại cà phê này ít được trồng

Nguồn gốc và hành trình phát triển của cây cà phê trồng tại Việt Nam 
Từ những năm 1870, cà phê được du nhập vào Việt Nam bởi các thầy tu mang đến nhà thờ tại Kon Tum, Hà Nam,... Đến những năm 1888, Pháp bắt đầu cho mở các đồn điền trồng cà phê đầu tiên ở khu vực phía Bắc nước ta. Dần dà, cà phê được trồng trải rộng ở khắp các vùng từ Nghệ An đến Đắk Lắk, Lâm Đồng. Năm 1930, diện tích cà phê được người dân mở rộng hơn với 5.900 ha đất trồng.


Trải qua nhiều năm trồng cà phê, những giống cây cà phê bắt đầu có nhiều thu hoạch, nhưng sản lượng cà phê không mang lại kết quả như mong muốn. Cà phê chè được trồng bị sâu đục thân, nấm gỉ sắt phá hoại, còn cà phê vối thì khó phát triển bởi điều kiện nhiệt độ không phù hợp trồng ở khu vực phía Bắc. Riêng chỉ có cà phê mít là có thể sinh trưởng, nhưng lại không mang lại năng suất và chất lượng tốt. Sau nhiều thời gian nghiên cứu, năm 1940 các chuyên gia nước ngoài đã khuyến khích chỉ nên trồng cà phê vối ở phía Nam và cà phê mít ở phía Bắc. Đến những năm 1945, cà phê ở nước ta có diện tích đất trồng lên đến hơn 10.000 ha, mang đến năng suất từ 400 đến 600 kg/ha.

Hành trình phát triển của những quán cà phê tại Việt Nam
Từ những năm cuối thế kỷ 19, quán cà phê được mở ra ở khu vực phía Nam tại Việt Nam, chủ nhân của những quán này là những người Hoa di dân sang nước ta. Lúc bấy giờ những quán cà phê này được xem là quán cà phê bình dân, thân thiện với khách hàng và cực kỳ rẻ tiền. Cà phê được pha đơn giản trong những cái lọc to mà hiện nay chúng ta hay gọi cách pha này là pha cà phê bít tất. Bên cạnh những quán cà phê này, sẽ tồn tại quán cà phê đắt tiền, có mức giá cao hơn và dành cho những quý ông, quý bà tầng lớp trung lưu. Dù vậy nhưng đâu đó, bên những bếp lò sưởi ấm, thêm vài cái ghế nhỏ vẫn có nhiều người lựa chọn cùng bạn bè thân quen trò chuyện thưởng thức hương vị cà phê của tự riêng mình pha.


Cà phê được du nhập từ nước ngoài vào Việt nam, nhưng dần dà cà phê đã trở thành một nét riêng biệt của Việt Nam khác so với các nước khác. Thậm chí từ phong cách uống, cách pha đến thời điểm thưởng thức cũng khác biệt và đã trở thành một nét độc đáo riêng của Việt Nam. Cà phê Việt là cách gọi riêng cho hương vị đặc biệt được nhiều du khách nước ngoài chú ý và yêu thích. Tại Việt Nam, Napoli Coffee là một trong những thương hiệu cà phê hàng đầu, mang đến cho mọi khách hàng thưởng thức được hương vị cà phê Việt ngon đúng “gu”, đậm đà, sạch và nguyên chất.


Ngày đăng: 31/08/2019 | 1485 (Lượt xem)

Các tin khác