Xu hướng “Kinh tế số”
Công nghệ số được ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực kinh tế,để tạo ra những mô hình kinh doanh mới. các doanh nghiệp sẽ đổi mới quy trình sản xuất, kinh doanh truyền thống sang mô hình theo hệ sinh thái, liên kết khâu sản xuất.
Kinh tế số tạo ra quy mô và tốc độ tăng trưởng cho nền kinh tế,Sức mạnh của một quốc gia được đo bằng sự phát triển của công nghệ cao, thông tin và trí tuệ con người.
kinh tế số cũng giúp tăng trưởng bền vững hơn, bởi công nghệ sẽ cho chúng ta những giải pháp tốt, hiệu quả hơn đối với việc sử dụng tài nguyên, xử lý các vấn đề với chi phí tham gia thấp và dễ tiếp cận,
kinh tế số cũng tạo ra cơ hội cho nhiều người hơn, mọi thành phần, khu vực qua đó góp phần làm giảm khoảng cách giàu nghèo, giải quyết nhiều vấn đề xã hội thông qua đo lường tâm trạng xã hội, sự tham gia của người dân vào hoạch định chính sách,... Nhận thức được xu thế đó, hầu hết các nền kinh tế phát triển trên thế giới đều đưa ra chiến lược phát triển công nghệ số, trong đó chú trọng việc nghiên cứu áp dụng công nghệ mới vào tăng trưởng kinh tế.
Kinh tế số của Việt Nam đạt 3 tỷ USD vào năm 2015, tăng lên 9 tỷ USD vào năm 2018 và dự báo đạt 30 tỷ USD vào năm 2025. Hiện có khoảng 72% dân số đang sử dụng điện thoại thông minh, 68% số người Việt Nam xem video và nghe nhạc mỗi ngày trên thiết bị di động, có 70% số thuê bao di động đang sử dụng 3G hoặc 4G,…
Trước hết, đó là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nội. Quy mô của đa số doanh nghiệp Việt Nam là vừa và nhỏ, thiếu vốn và trình độ công nghệ thấp. Và khi đa số các doanh nghiệp với quy mô nhỏ, sử dụng công nghệ lạc hậu từ 2 - 3 thế hệ thì rõ ràng đây là rào cản lớn cho chuyển đổi sang kinh tế số.
Ngoài ra, như đã nói ở trên, khi lãnh thổ và địa lý trở thành tương đối trong nền kinh tế số, các doanh nghiệp nước ngoài dễ dàng thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Điều này sẽ tạo ra một cuộc cạnh tranh bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài ngay tại thị trường Việt Nam. Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp có tên tuổi của nước ngoài, như Lazada, Shopee hay các sàn có vốn đầu tư nước ngoài như Tiki, Sendo…, đều chịu lỗ để thu hút người dùng và giành thị phần trong lĩnh vực thương mai điện tử. Hay trong lĩnh vực vận chuyển, hai cái tên chiếm lĩnh thị trường là Grab và Uber, và sau này có thêm Go-Viet,… Trong các lĩnh vực khác, như cung cấp các dịch vụ lưu trú, lữ hành, vận chuyển, tư vấn và kết nối shopping, ẩm thực, giải trí,… cũng đang bị chiếm lĩnh bởi các doanh nghiệp lớn của nước ngoài.
Việt nam cần làm gù
Một là, sớm ban hành Chiến lược quốc gia về chuyển đổi số, kinh tế số. Cùng với đó, cần xây dựng và công bố quy hoạch ngành về phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin. Trên cơ sở đó, sẽ ban hành các chuẩn trao đổi thông tin giữa các cơ quan, đơn vị để tạo sự liên kết, đồng bộ trong quá trình đầu tư và phát triển hạ tầng dựa vào ứng dụng công nghệ thông tin.
Đẩy mạnh chương trình Chính phủ điện tử trong tất cả các lĩnh vực, bao gồm giao thông, du lịch sẽ thúc đẩy quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực(4). Bên cạnh đó, cần xây dựng hạ tầng thanh toán điện tử bằng các giải pháp hạn chế sử dụng tiền mặt; hỗ trợ sự phát triển của thương mại điện tử, hợp đồng điện tử, chữ ký số.
Đẩy nhanh việc chuẩn bị các phương án triển khai dịch vụ 5G (cho phép kết nối in-tơ-nét nhanh hơn 4G gấp nhiều lần) để có thể theo kịp xu hướng thế giới (hiện Việt Nam bắt đầu thử nghiệm dịch vụ 5G và điện thoại thông minh tích hợp 5G). Công nghệ 5G sẽ tạo cơ sở hạ tầng tốt cho việc kết nối theo xu hướng in-tơ-nét kết nối vạn vật, mở ra cơ hội kinh doanh rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Cùng với xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng viễn thông hiện đại, trở thành nền tảng của nền kinh tế số, cần chú trọng việc bảo đảm an toàn, an ninh mạng, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp dễ dàng, bình đẳng trong cơ hội tiếp cận các cơ hội phát triển nội dung số. Việc bảo đảm an toàn, an ninh mạng sẽ giúp Việt Nam có được sự tin tưởng của các đối tác nước ngoài, là môi trường an toàn để đầu tư kinh doanh, đồng thời cũng là cơ hội để chúng ta phát triển các sản phẩm phục vụ an ninh mạng.
Hai là, mạnh dạn tháo gỡ chính sách quản lý trong lĩnh vực in-tơ-nét. Sự chuyển đổi rất nhanh của các mô hình kinh doanh trong nền kinh tế số đã dẫn tới một số quy định pháp luật đã không theo kịp. Tiến tới định hình các tiêu chuẩn quốc tế và các quy tắc thương mại kỹ thuật số.
Mạnh dạn chấp nhận các mô hình kinh doanh mới, và các công nghệ mới làm thay đổi căn bản các ngành, gọi là X-Tech, như Fintech, EduTech, AgriTech,... Cần có cách tiếp cận mới trong quản lý mà nhiều nước áp dụng, gọi là cách tiếp cận Sandbox: Cái gì không biết quản thế nào thì không quản, cho tự phát triển, nhưng trong một không gian nhất định, trong một thời gian nhất định, để các vấn đề được bộc lộ một cách rõ ràng, mà thường là không nhiều như lúc đầu các nhà quản lý dự đoán. Sau đó mới hình thành chính sách, hình thành quy định để quản lý.
Ba là, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số hiện nay. Quyền sở hữu trí tuệ là nền tảng theo đó sáng tạo được chia sẻ, tính sáng tạo được khuyến khích và sự tin cậy của khách hàng được thúc đẩy. Nhưng thế giới số đặt ra một thách thức mới, đó là làm thế nào để quản lý sự cân bằng khi khách hàng là người sáng tạo, khi chi phí biên sao chép là 0, khi việc thực thi luật bản quyền hiện nay là rất khó khăn và khi việc tiếp cận thông tin là “miễn phí” và nội dung được nhiều người xem được yêu cầu phải trở thành một quyền.
Bốn là, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, có cơ chế, chính sách hoàn thiện để điều chỉnh hoạt động của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Việc chậm cấp giấy phép từ cơ quan quản lý cũng khiến các doanh nghiệp không thể chủ động triển khai các dịch vụ như kế hoạch đã đề ra. Việc cấp giấy phép chậm này ảnh hưởng đến việc cung cấp các dịch vụ mới ở Việt Nam, làm giảm cơ hội của các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến sự nâng cấp chất lượng và tốc độ của in-tơ-nét di động cho doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ kinh tế số đòi hỏi in-tơ-nét tốc độ cao.
Năm là, hỗ trợ huy động các nguồn lực, có những chính sách ưu đãi về thuế cho ngành phần mềm, các khu công nghệ cao, các công viên phần mềm. Thí điểm xây dựng những “đặc khu ảo” để thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp in-tơ-nét, tương tự như việc hình thành đặc khu kinh tế. Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, phát triển, kinh doanh công nghệ mới tiến tới xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo ở Việt Nam. Bên cạnh đó, cũng cần có những chính sách để bảo đảm không ai bị tụt hậu lại phía sau, như hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi tự động hóa, cần bằng công nghệ số và những kỹ năng cốt yếu,… Tình trạng ngày càng có nhiều người lao động, nhất là những lao động có kỹ năng thấp bị mất việc làm sẽ dẫn đến gia tăng bất bình đẳng và có thể gây xung đột xã hội.
Sáu là, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế số. Sự thiếu hụt nguồn nhân lực công nghệ thông tin được xem là một trong những mối thách thức lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế số của Việt Nam. Theo các nghiên cứu, gần 1/3 số nghề mới hiện nay không tồn tại cách đây ¼ thế kỷ, và sau ¼ thế kỷ nữa sẽ có 60% số nghề chưa xuất hiện bây giờ. Vì vậy, cùng với việc thay đổi chương trình đào tạo theo kịp các xu thế công nghệ mới, đẩy nhanh việc xã hội hóa giáo dục công nghệ thông tin bằng việc tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên sớm tiếp cận lĩnh vực này thì cũng rất cần thay đổi giáo dục theo hướng tăng tính tự học, tự cập nhật và học suốt đời.
Có chính sách kết nối với cộng đồng khoa học công nghệ trong nước với nước ngoài, đặc biệt với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Bảy là, phát động cuộc cách mạng toàn dân khởi nghiệp công nghệ số, phổ cập công nghệ số ở Việt Nam. Cách nhanh nhất để đẩy nhanh nền kinh tế số là sử dụng công nghệ số để thay đổi cách chúng ta đang sản xuất, đang làm việc. Dùng công nghệ số để giải quyết vấn đề Việt Nam, bài toán Việt Nam, và từ cái nôi Việt Nam, các doanh nghiệp công nghệ này sẽ đi ra toàn cầu. Công nghệ sinh ra là để giải quyết vấn đề, ở đâu có vấn đề là ở đó có công nghệ, có giải pháp. Vấn đề đang có ở mọi nơi, có thể là ngay trong công việc hằng ngày của mỗi chúng ta, và mỗi chúng ta có thể khởi nghiệp công nghệ để giải quyết bài toán của mình.
Tám là, tuyên truyền nâng cao nhận thức toàn xã hội về nền kinh tế số. Các cơ quan báo chí, tuyền thông cần định hướng dư luận, giúp cho các doanh nghiệp, người dân và toàn xã hội có nhận thức đúng về nền kinh tế số, qua đó có sự chuẩn bị tốt nhất cho thích ứng xu hướng phát triển này. Cần làm cho xã hội nhận thức được rằng Chính phủ, doanh nghiệp và người dân đều có trách nhiệm và vai trò riêng biệt trong nền kinh tế số. Các doanh nghiệp cần tích cực chuẩn bị để nắm bắt các cơ hội cũng như bảo đảm tính cạnh tranh quốc tế trong nền kinh tế số toàn cầu, phải sẵn sàng cho một tương lai kỹ thuật số với các hình thức kinh doanh mới, phải đầu tư cho hạ tầng công nghệ, cho nguồn nhân lực và cho công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Các cá nhân cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế số. Mỗi cá nhân cần tự trang bị và nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ kỹ thuật số phục vụ cho các công việc trong tương lai, và phải biết tự bảo vệ trước các nguy cơ bị đe dọa hay lấy cắp thông tin cá nhân trực tuyến.
Chúng ta đã bỏ qua nhiều cơ hội để bứt phá, CMCN 4.0 và chuyển đổi số đang trao cho chúng ta một “cơ hội vàng” mới. Để nắm bắt được nó cần phải có sự nỗ lực từ nhiều phía, từ Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp đến người dân. Tin rằng, với một quyết tâm chính trị cao, cách tiếp cận đúng đắn, Việt Nam sẽ tận dụng được cơ hội này bức phá thành công./.
Sưu tâm